COC là gì? SOC là gì? Phân biệt COC và SOC trong xuất nhập khẩu

COC là gì? SOC là gì? là những thuật ngữ đặc biệt quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu. Để tìm hiểu rõ hơn về hai cụm này, các bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới này nhé!

Thuật ngữ COC là gì?

COC là viết tắt của Carrier Owned Container là container thuộc sở hữu và chịu sự kiểm soát của người chuyên chở (hãng tàu). Container COC thường sử dụng cho các lô hàng vận chuyển tiêu chuẩn và là loại phổ biến nhất trong vận chuyển đường biển. Thông thường, người gửi hàng ít khi dùng đến container SOC nếu như hãng tàu có sẵn số lượng lớn container và tuyến đường không có gì đặc biệt cần lưu ý.

Lợi ích của container COC là gì?

Đây là hình thức đơn giản nhất: Người gửi hàng chỉ cần thanh toán các khoản chi phí ( bao gồm cước phí vận chuyển, local charge hai đầu, tùy thuộc vào từng điều khoản incoterms ký kết ban đầu với người mua hàng). Hãng tàu sau khi nhận được thanh toán có trách nhiệm vận chuyển hàng đến cảng đích, dỡ container xuống cảng. Người nhận hàng chỉ cần kéo hàng về kho lấy hàng và trả lại container rỗng cho hãng tàu. Kết thúc toàn bộ trách nhiệm đối với container đó.

Trong trường hợp lô hàng được gửi từ địa điểm “thặng dư container”, ví dụ như những quốc gia có sự thiếu cân bằng giữa lưu lượng hàng nhập và hàng xuất, dẫn đến sự dư thừa nhiều container rỗng, việc lựa chọn COC sẽ giúp người gửi hàng nhận được nhiều điều khoản chiết khấu, hoàn tiền (“Refund”) từ hãng tàu.

Thuật ngữ SOC là gì?

SOC là viết tắt của “Shipper Owned Container”, tức là container thuộc sở hữu của người gửi hàng, bên giao nhận (Forwarder) hoặc NVOCC.

Họ chỉ cần đặt chỗ trên tàu, và khi đó báo giá sẽ không bao gồm phí liên quan đến container. Thông thường, khi làm việc hãng tàu, sẽ có mục lựa chọn loại container là COC hay SOC để hãng tàu đưa ra báo giá phù hợp.

Theo định nghĩa thì SOC nói về các container thuộc sở hữu riêng của Shipper. Đối với hình thức SOC này thì Consignee sau khi kéo container về kho riêng lấy hàng sẽ được tự do sử dụng, không phải trả rỗng hay phí DEM/DET nào cho hãng tàu. Sau khi container được sử dụng xong, có thể tái xuất trả lại cho shipper hoặc sử dụng cho mục đích khác tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên khi ký kết.

Lợi ích của SOC là gì?

Việc sử dụng container SOC có thể giúp người gửi hàng/FWD/NVOCC đảm bảo được tính kiếm soát, sự linh hoạt và chủ động trong vận tải hàng hóa.

  • Kiểm soát chuỗi cung ứng:

Người gửi hàng có thể kiểm soát được container, chất lượng container và chủ động trong việc cung cấp container để đóng hàng.

  • Kiểm soát chi phí:

Việc sử dụng container SOC giúp người gửi hàng tránh nhiều rủi ro phải chịu như phát sinh phí DEM (lưu container tại bãi) và DET (lưu container tại kho).

Phân biệt container COC & container SOC

Container SOC và COC được phân biệt với các đặc điểm như sau:

Tìm hiểu SOC và COC là gì trong xuất nhập khẩu hiện nay

Phân biệt Container SOC & COC

• Container SOC:

Không có hình ảnh logo hãng tàu ở phía mặt sau.
Mã hiệu của container SOC thường bắt đầu bằng “NONE”

• Container COC:

Thường có logo hãng tàu ở mặt sau
Mã hiệu của container COC được bắt đầu bằng 4 chữ, tương đương với mã SCAC của hãng (Standard Carrier Alpha Code – là mã do Mỹ cấp cho tất cả hãng tàu để phân biệt các hãng với nhau).
Những thông tin còn lại trên container như trọng lượng, trọng tải, thể tích, nhãn dán… của hai loại container cơ bản đều giống nhau.

Xem thêm: Container là gì? Phân biệt các loại container

Qua bài viết trên, hy vọng giúp các bạn hiểu được khái niệm thuật ngữ COC là gì? SOC là gì? cũng như phân biệt được sự khác nhau giữa container SOC và COC.

VIETSTAR SHIPPING là đơn vị NVOCC (với container SOC), chúng tôi chuyên các tuyến Ấn Độ, Trung Đông và Nội Á. Các bạn cần báo giá tuyến nào liên hệ thông tin bên dưới nhé!

Ms. Daisy

SĐT/Zalo/Whatsapp: +84 366 320 036

Email: [email protected]

Leave a Reply