DO là gì? Quy trình lấy lệnh D/O trong xuất nhập khẩu

Trong xuất nhập khẩu, khi hàng đến cảng để nhận hàng, ngoài các chứng từ và thủ tục cần thiết, cần có thêm DO. Vậy DO là gì trong xuất nhập khẩu? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới này nhé!

DO là gì trong xuất nhập khẩu?

DO – lệnh giao hàng hay còn được gọi là Delivery Order là một trong những chứng từ quan trọng trong vận tải quốc tế. Chứng từ do hãng tàu vận tải phát hành cho chủ hàng để lấy hàng ra khỏi bãi. Trên D/O sẽ thể hiện ai là chủ hàng và hàng sẽ giao cho ai (Consignee).

DO-la-gi
DO là gì?

Consignee sẽ lấy D/O để cung cấp cho cơ quan hải quan, sau đó đến cảng lấy hàng. Tuy nhiên, Consignee cần trả một khoản phí để lấy hàng, được gọi là Delivery Order fee.

Khi nào thì cần lệnh giao hàng D/O?

Lệnh giao hàng được lấy sau khi tàu cập cảng. Tuy nhiên, việc lấy D/O có thể diễn ra trước hoặc sau, cũng có thể song song với việc làm thủ tục hải quan vì nó độc lập với quy trình thông quan.

  • Đối với các lô hàng FCL: Thông thường sau khi tàu cập cảng, phải đợi khai thác ít nhất từ 8 – 12h mới xuống cảng đổi lệnh và lấy hàng được. Tuy nhiên thời gian này còn tùy thuộc vào tình trạng ở cảng và tàu bè ngắn hay dài.
  • Đối với các lô hàng LCL: Thông thường phải mất 2 đến 3 ngày để khai thác về kho. Vì còn phải chờ làm thủ tục kéo container từ cảng.

Có 2 loại D/O hiện nay:

1/ D/O do forwarder phát hành

Đây là D/O cho các đơn vị, đại lý vận chuyển cấp phát cho chủ hàng. Lệnh này yêu cầu người giữ hàng giao hàng cho người nhận hàng.

Lưu ý rằng Forwarder phát D/O nhưng lại không phải bên phát hành bill thì chắc chắn người nhận hàng sẽ không lấy được hàng. Muốn lấy hàng thì người nhận hàng phải xuất trình thêm nhiều chứng từ liên quan khác. Nếu bạn làm việc với các đơn vị forwarder để nhận hàng thì sẽ phải đóng phí D/O tương ứng theo yêu cầu của họ. Bạn chỉ cần đóng 1 lần duy nhất và đóng trực tiếp cho các đơn vị forwarder này là xong.

DO do FWD phát hành
DO do FWD phát hành

2/ DO do hãng tàu phát hành

Đây là lệnh giao hàng được phát hành bởi các hãng tàu vận chuyển. Lệnh này sẽ yêu cầu rõ người giữ hàng bàn giao hàng hóa cho người nhận hàng. Trong thực thế thì các hãng tàu sẽ yêu cầu forwarder giao hàng. Sau đó, forwarder sẽ giao hàng cho bên nhận hàng. Điều kiện để người nhập khẩu nhận được hàng là forwarder  có D/O của hãng tàu và chuyển D/O này cho bên mua hàng kèm bill gốc của hãng tàu đó.

Tương tự như phí D/O của bên forwarder, phí D/O của hãng tàu cũng sẽ chỉ cần đóng một lần và đóng cho hãng tàu bạn làm việc trực tiếp.

Quy trình lấy lệnh D/O

Bước 1: Delivery Order do hãng tàu/Forwarder cấp để consignee nhận hàng. Để lấy được D/O, trước tiên bạn cần gửi thông báo hàng đến (Arrival Notice) từ hãng tàu thông qua FWD.

Bước 2: Sau khi đã nhận được B/L và giấy báo hãng đến từ hãng tàu. Bạn cần đến công ty giao nhận vận tải để lấy lệnh.

Tuy nhiên, hiện nay đã có lệnh giao hàng điện tử EDO (Electronic Delivery) cho hàng nhập. Giúp thuận tiện hơn trong quá trình làm hàng.

Bước 3: Đối với hợp đồng thanh toán bằng thư tín dụng (L/C). Khi đến hãng tàu nhận bộ lệnh giao hàng. Nhân viên phải mang vận đơn gốc có ký hậu của ngân hàng và giấy giới thiệu của công ty. Trường hợp nhận bộ lệnh giao hàng tại đại lý giao nhận khác, chỉ cần mang giấy giới thiệu. Sau đó thông báo hàng đến là có thể nhận bộ lệnh giao hàng.

Bài viết trên, hy vọng các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm DO là gì? Hãy cùng truy cập website www.vssa.com.vn để cập nhật tin tức mới mỗi ngày nhé!

 

 

 

 

Leave a Reply